Lịch sử xung đột với các nước láng giềng Chủ_nghĩa_đế_quốc_Trung_Hoa

Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề của nó để trợ giúp biên tập và mở rộng bài viết.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Ấn Độ

Xem thêm:

Ấn Độ cũng lên tiếng với các cáo buộc rằng Trung Quốc sử dụng Pakistan, Nepal, Sri Lanka và Myanmar làm "sân sau" bành trướng và bao vây Ấn Độ, và việc lính Trung Quốc thường xuyên hoạt động tự do mà không có phản ứng an ninh nào, điển hình như vụ Doklam, và hai cuộc chiến 1962 và 1967.[13]

Pakistan

Pakistan là một quốc gia Hồi giáo, được tách ra từ Ấn Độ. Quốc gia này có khá nhiều mâu thuẫn với Ấn Độ như: Ấn Độ giúp Bangladesh tách khỏi Pakistan, vấn đề tranh chấp vùng Kashmir, xung đột tôn giáo giữa đạo Hinduđạo Hồi. Lợi dụng những tranh chấp này, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao khá gần gũi với Pakistan, và nhờ đó Pakistan gây rất nhiều khó khăn cho Ấn Độ. Trong những năm gần đây sự hợp tác này còn sâu đậm hơn thậm chí Trung Quốc còn ký vài hiệp ước bảo vệ với Pakistan [cần dẫn nguồn]. Trung Quốc là một nguồn cung cấp chính thức các thiết bị quân sự cho Pakistan và đã hợp tác với Pakistan trong việc sản xuất những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

Trong những năm trở lại đây, việc Trung Quốc chính thức bắt đầu Hành lang kinh tế Pakistan - Trung Quốc, đã làm gia tăng mối quan ngại từ Ấn Độ do nó đi qua vùng tranh chấp Kashmir.

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu tìm hướng gây ảnh hưởng đối đầu với Ấn Độ.

Bhutan

Hai nước luôn căng thẳng do không có quan hệ ngoại giao chính thức và việc Trung Quốc đòi chủ quyền với cao nguyên Doklam, và ảnh hưởng Ấn Độ trong đó, khiến hai nước luôn ở thế đối đầu.

Nepal

Nepal vốn là quốc gia kẹp giữa hai nước Trung Quốc và Ấn Độ từ 1950, do hệ quả của việc sáp nhập Tây Tạng bởi Trung Quốc năm 1950. Trong những năm qua, việc các chính phủ Nepal dần dần rơi vào tay các nhóm ủng hộ chủ nghĩa cộng sản Maoist thân Trung Quốc trong khi các chính phủ Ấn Độ ngày càng trở nên cực hữu theo thời gian, đã khiến Trung Quốc tìm cách lợi dụng những mâu thuẫn ngoại giao và lãnh thổ giữa Ấn Độ và Nepal, đặc biệt là vấn đề người Madhesh vốn thân Ấn Độ. Việc Ấn Độ phân bố một lực lượng quân sự khổng lồ ở biên giới với Trung Quốc so với việc Trung Quốc có quá ít sự hiện diện quân sự ở Tây Tạng giáp Ấn Độ buộc Trung Quốc phải sử dụng Nepal, một quốc gia trung lập, để đối phó và quấy nhiễu Ấn Độ. Các hoạt động của Trung Quốc trong nhiều năm qua ở Nepal, dù hạn chế, song đã gia tăng trong những năm trở lại đây, cộng với việc nhiều người Nepal vốn nghi kỵ Ấn Độ, càng ngày càng trở nên thân Trung Quốc, gây ra vô cùng nhiều trắc trở. Cùng lúc đó, Nepal cũng giúp Trung Quốc càn quét và trấn áp các nhóm đòi ly khai Tây Tạng lưu vong ở Nepal, gây nỗi sợ về việc Nepal rơi vào tay Trung Quốc trong tương lai.

Sri Lanka

Là một quốc gia Phật giáo đa số và có truyền thống thân Ấn Độ, song trong nhiều năm qua, Trung Quốc nổi lên như một nhà viện trợ kinh tế cho nước này sau cuộc nội chiến Sri Lanka. Cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa, một Người Sinhala theo tư tưởng thân Trung Quốc, đã có nhiều chính sách ủng hộ Trung Quốc cũng như tìm cách gây dựng một chính phủ phân biệt chủng tộc và độc tài theo mô hình Bắc Kinh, gây ra sự hoảng sợ từ Ấn Độ cũng như những người Sinhala phản đối Trung Quốc. Dưới thời Tổng thống Maithripala Sirisena, Sri Lanka đã dần cân bằng ngoại giao hơn và Sirisena cũng không quá thân thiết với Trung Quốc như trước, song vẫn tồn tại một nỗi sợ từ ảnh hưởng Trung Hoa ở Sri Lanka.

Kazakhstan

Vẫn còn những tranh chấp và bất đồng tại khu vực sông Sarychildy, các đèo Chagan-Obo và Baimurza. Ngoài ra Trung Quốc còn muốn sử dụng thêm nguồn nước sông Irtysh cho công nghiệp và nông nghiệp ở tỉnh Tân Cương của Trung Quốc có thể sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và kinh tế của Kazakhstan.

Afghanistan

Do Pakistan, một đồng minh lâu năm của Trung Quốc, đã ủng hộ TalibanAfghanistan và được Trung Quốc ngấm ngầm hậu thuẫn, một lượng lớn người Afghanistan đã nghi ngờ Trung Quốc âm mưu tìm cách nhúng tay vào bất ổn ở Afghanistan, gây ra một làn sóng lo sợ về chủ nghĩa bá quyền Trung Hoa với chính phủ Kabul.

Ahmed Shah Masoud, người anh hùng dân tộc Afghanistan, đã ngấm ngầm chỉ đích danh Trung Quốc là nhà tài trợ cho Taliban, chỉ sau Pakistan và Ả Rập Xê Út.

Tajikistan

Tajikistan vốn không có truyền thống xung đột lãnh thổ với Trung Quốc, song cộng đồng người Tajik vốn sinh sống rải rác nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt nhiều nhất là ở Afghanistan, nơi đã bị giày xéo bởi chiến tranh, luôn có ác cảm với Trung Quốc bởi rất nhiều lý do. Trong lịch sử, Nhà Thanh đã tấn công Kashgaria, một nhà nước Hồi giáo Tân Cương do người Tajik hậu thuẫn; việc Trung Quốc đã ngấm ngầm làm ngơ cho các hoạt động khủng bố của lực lượng Taliban do người Pashtun đứng sau diệt chủng người Tajik; việc Trung Quốc ủng hộ Pakistan, kẻ thù của người Tajik; và các hoạt động kinh tế được cho là không trong sạch của Trung Quốc ở Tajikistan; luôn khiến người Tajik thù hận Trung Quốc.

Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan

Thổ Nhĩ KỳAzerbaijan là hai quốc gia nằm khá xa so với Trung Quốc nhưng cùng chia sẻ nguồn gốc Thổ tộc và nói tiếng Thổ, và trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều cuộc chiến của các sắc tộc người Thổ với các triều đại Trung Hoa trước cuộc di cư của người Thổ tới tiểu Á. Vì lẽ đó, người Thổ có một lịch sử khá thù hằn và đẫm máu với Trung Quốc. Nó liên quan tới rất nhiều vấn đề như viết lại lịch sử giữa hai nước, khác biệt tôn giáo, chính trị, nhưng điểm mấu chốt tới từ sự xâm chiếm Tân Cương vốn là lãnh thổ được người Thổ xem là quê hương lịch sử của họ. Đã có nhiều những cuộc xung đột ngoại giao và chính trị giữa hai nước này, và Trung Quốc thường cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ "xách động bất ổn" bằng việc ủng hộ các phong trào ly khai ở đây, song bị Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ. Trước đây, hai nước này cũng đụng độ quân sự trong chiến tranh Triều Tiên, và lính Thổ thường bị lính Trung Quốc căm thù vô cùng do sự nhẫn tâm của lính Thổ với tù binh của họ.

Hai nước này tiếp tục đối đầu về mặt tranh giành ảnh hưởng ở Pakistan vốn là đồng minh của cả hai, và Afghanistan, việc Thổ Nhĩ Kỳ cân bằng ngoại giao với Ấn Độ để đương đầu với Trung Quốc, cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, hai quốc gia vốn đã sát cánh cùng nhau chống Trung Quốc trước đây, và Thổ Nhĩ Kỳ vật vờ trong vấn đề Đài Loan, khiến xung đột giữa hai bên tiếp tục ngấm ngầm căng thẳng.

Liên Xô/Nga

Xem thêm: Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô, Trung-Xô chia rẽMối quan hệ giữa hai nước đã được giàn xếp ổn thỏa năm 2004. Trung Quốc ngày nay cũng không còn đòi chủ quyền lãnh thổ Ngoại Mãn Châu thuộc vùng Siberia của Nga nữa.

Mông Cổ

Người Trung Quốc di cư vào Mông Cổ với số lượng lớn trở lại đây đang khiến người bản địa nghi ngờ rằng Trung Quốc định đồng hóa Mông Cổ.

Triều Tiên

Triều Tiên có một lịch sử lâu dài đối đầu, kháng cự và chấp nhận làm chư hầu của Trung Quốc, do đó quan hệ Trung-Triều thường rất nhạy cảm và hay nổ ra xung đột giữa hai quốc gia. Cao Câu Ly đã từng chiến đấu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, trong khi đó Cao Ly và Joseon cũng thường hay có lịch sự đương đầu với người Trung Quốc và các triều đại sau này của Trung Hoa. Vì thế, người Triều Tiên/Hàn Quốc thường rất ác cảm với Trung Quốc do tham vọng xâm lấn của nước này vào Triều Tiên. Năm 1950 khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Hàn Quốc (biết tới là Nam Triều Tiên) đã kháng cự quyết liệt chống quân Bắc Triều Tiên cho tới khi Trung Quốc cử viện binh, dẫn đến việc chia cắt hai miền. Hành động này đã để lại vết nhơ trong quan hệ Trung-Triều, và ở Hàn Quốc vẫn tồn tại quan điểm rằng chính Trung Quốc là chủ mưu chia rẽ hai miền Triều Tiên.

Vương quốc Cao Câu Ly của người Triều Tiên hiện nay phần lớn nằm ở phía Trung Quốc. Đã có những tranh chấp gay gắt giữa hai nước khi các nhà làm phim Hàn Quốc dựng bộ phim Truyền thuyết Jumong, người Trung Quốc cho rằng Hàn Quốc cố tình viết lại lịch sử, trong khi người Hàn Quốc cho rằng lãnh thổ đó phải thuộc về mình và người Triều Tiên đã bị đồng hóa thành người gốc Hán.

Bên cạnh đó, ở Hàn Quốc, người dân cũng đang phẫn nộ về việc Trung Quốc kiểm soát một phần ngọn núi được coi là linh thiêng trong thần thoại của người Triều Tiên. Được gọi là núi Paektu theo Hàn Quốc và Changbai theo phía Trung Quốc, ngọn núi đứng giữa biên giới Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

[note 3]

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên hiện nay là một trong những quốc gia nghèo ở vùng Đông Á, bên cạnh các quốc gia giàu mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Nhà nước này đang được sự hậu thuẫn rất nhiều từ phía đồng minh Trung Quốc. Trước đây, với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Triều Tiên đã có cuộc chiến tranh với Hàn Quốc (1950-1953), nhằm thống nhất lãnh thổ, nhưng dưới sự can thiệp của Hoa Kỳ và các đồng minh, Triều Tiên đã không thành công.

Hiện nay, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là nỗi lo lớn của các nước tại khu vực Đông Á, đã có nhiều cuộc đàm phán nhằm tìm giải pháp cho vấn đề này nhưng cũng chưa giải quyết trọn vẹn. Thông qua việc ngầm ủng hộ Triều Tiên, Trung Quốc đã gián tiếp đe dọa an ninh của Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Điều đó đã buộc Nhật Bản nâng Cục Phòng vệ thành Bộ Quốc phòng nhằm cân bằng lực lượng.

Trong khi đó, Hàn Quốc đã trải qua mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc trong nhiều năm, nhưng ngay cả khi Hàn Quốc và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1992, hai nước vẫn có nhiều căng thẳng. Việc Hàn Quốc đặt căn cứ Quân đội Hoa Kỳ để đương đầu với Bắc Triều Tiên đã là một vấn đề nhức nhối trong ngoại giao Trung-Hàn. Năm 2017, khi Hàn Quốc triển khai THAAD, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch tẩy chay có chủ ý nhằm gây tổn hại Hàn Quốc, cũng như công khai chủ nghĩa dân tộc cực đoan bài Hàn, gây căng thẳng ngoại giao giữa hai quốc gia. Việc Trung Quốc tham chiến chống Hàn Quốc trước đây cũng để lại quan hệ xấu giữa hai quốc gia.

Hàn Quốc và Nhật Bản coi Trung Quốc sử dụng Bắc Triều Tiên cho mưu toan quân sự chống lại hai nước này.

Việt Nam

Việt Nam từng bị Trung Quốc đô hộ trong 10 thế kỷ (Từ thế kỷ II TCN đến năm 905), là nước luôn bị Trung Quốc nhòm ngó trong suốt thời kỳ phong kiến. Trong tất cả các triều đại/chính phủ của Trung Quốc từng kiểm soát lãnh thổ giáp ranh với Việt Nam (Tần, Hán, Ngô, Đường, Tống,,Minh, Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), triều đại/chính phủ nào cũng đưa quân sang Việt Nam với ý định thôn tính lãnh thổ hoặc ít nhất là kiểm soát chính quyền. Các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc được xem là một trong những chủ đề chính của lịch sử Việt Nam. Gần đây nhất là trận chiến tại Hoàng Sa (1974), tại Đá Gạc Ma (1988) và chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 do quân đội Trung Quốc tấn công nhằm làm khó khăn cho Việt Nam trong chiến dịch tiêu diệt Khmer Đỏ nhưng đã bị quân và dân Việt Nam chặn đứng ngay từ lúc xuất binh. Do vậy mục tiêu mà Trung Quốc đề ra là có thể tấn công vào Hà Nội để đoạt chính quyền của Việt Nam mà lúc đó đang thân Liên Xô - chống Trung Quốc đã phải hủy bỏ. Trung Quốc chỉ chiếm được 4 thị xã là Lào Cai, Cam Đường, Cao Bằng, Lạng Sơn, còn Lai Châu và Hà Giang thì chỉ bị phá hủy và 17 huyện là Đinh Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng của Lạng Sơn, Thông Nông, Hà Quảng, Hòa An, Thạch An, Trùng Khánh, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Quảng Hòa của Cao Bằng, Vị Xuyên, Yên Minh của Hà Giang, Sìn Hồ, Phong Thổ của Lai Châu.

  • Nhà Thanh lấy chiêu trò "phù Lê diệt Tây Sơn" nhưng thực chất là mưu toan chiếm Việt Nam về lâu dài.
  • Trung Quốc, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ Xiêm La, âm mưu thôn tính Miến Điện từ năm 1765 tới 1769.

Các quan điểm này đều được sử gia Trần Trọng Kim ghi nhận trong "Việt Nam Sử Lược".

Khi Bắc Kinh đã đưa Giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam vào năm 2014, mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã cho thấy sự lệ thuộc giữa cựu thuộc địa và mẫu quốc, và các căng thẳng tranh chấp về chủ quyền biển đảo. Những bất ổn ngoại giao giữa hai nước cũng như việc hai chế độ chia sẻ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, càng làm phức tạp vấn đề giữa hai quốc gia.

Việt Nam cũng thường có quan ngại khi Trung Quốc biến Campuchia thành sân sau, lấn ảnh hưởng tại các nước lân bang như Thái Lan và Malaysia cho mưu đồ cô lập Việt Nam, do lịch sử đối đầu giữa hai nước.

Campuchia

Campuchia là một quốc gia giáp biên giới với Việt Nam, phần lãnh thổ phía nam của Việt Nam trước kia là Đế chế Khmer. Tuy nhiên, sau nhiều năm nội chiến, đất nước suy yếu và Campuchia mất dần lãnh thổ vào tay các Chúa Nguyễn, triều đình Nhà Nguyễn qua các đợt di dân của người Việt. Vì thế, người Campuchia luôn có mâu thuẫn với Việt Nam, nhiều người Campuchia sẵn sàng gây chiến tranh để đòi lại vùng đất mà họ cho rằng lẽ ra phải thuộc về họ.[14]

Về Campuchia, Trung Quốc định dùng quốc gia này gây náo loạn vùng biên giới Tây Nam Việt Nam. Thời kì 1979-1989, chế độ Khmer Đỏ dưới sự ủng hộ của chính quyền Trung Quốc đã tạo nên nhiều cuộc chiến tranh man rợ và dã man nhằm vào nhân dân Việt Nam. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục dụ dỗ những người Việt gốc Hoa di dân khỏi Việt Nam (vấn đề "Nạn kiều" theo cách gọi của họ), gây náo loạn cho khu vực biên giới phía Bắc. Ngày nay, người dân Campuchia vẫn không hoàn toàn thích sự có mặt của người Việt Nam trên đất nước họ, và đây là vấn đề mà nhà nước Trung Quốc tiếp tục khai thác triệt để, như quốc vương thân Trung Quốc Norodom Sihanouk-một nhân vật có thiên hướng chống Việt Nam [cần dẫn nguồn], mặc dù hiện nay chính phủ của ông Hun Sen là chính phủ thân Việt Nam. [cần dẫn nguồn]

Thái Lan

Thái Lan vốn nổi tiếng là có truyền thống quan hệ ngoại giao thân cận với Trung Quốc trong quá khứ, và điều này đã được các lãnh đạo Trung Quốc sử dụng triệt để. Các triều đại Trung Quốc trong lịch sử thường ủng hộ Xiêm La chống lại Miến Điện, đối thủ khó ưa của cả hai nước, trong khi cùng lúc đó cũng bênh vực các hoạt động quân sự của Xiêm La chống Lào và Campuchia.

Hiện nay, với việc người Thái gốc Hoa chiếm tới hơn 40% dân số nước này và cũng là cộng đồng người Hoa lớn nhất thế giới, Thái Lan được xem như là "ổ ngoại giao" của Trung Quốc trong khu vực. Trung Quốc thường sử dung Thái Lan, bất chấp Thái Lan là một đồng minh của Hoa Kỳ, để mưu toan cho kế hoạch riêng, cũng như là tạo tham vọng ở châu lục. Nhiều nhà đầu tư của Trung Quốc đã rót vốn vào Thái Lan trong nhiều năm trở lại đây.

Theo các nhà ngoại giao Mỹ ở Thái Lan thuật lại, thì Thái Lan "đã thất bại trong việc chia sẻ mối quan ngại về chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc", khi cố tìm cách thân thiện với Bắc Kinh nhiều hơn là ứng phó lại.

Myanmar

Là một trong số những quốc gia giáp biên giới Trung Quốc, nhiều năm lịch sử qua, Myanmar, cũng như Việt Nam, phải đối mặt với nguy cơ xâm lược từ Trung Quốc bất chấp sự gần gũi về nguồn gốc và ngôn ngữ giữa hai nước. Một số triều đại Trung Quốc như Nhà Nguyên, Nhà MinhNhà Thanh đã nhiều lần đưa quân bành trướng vào phía Nam. Trong những năm về sau, Trung Quốc đã ráo riết ủng hộ các lực lượng thiểu số ly khai chống lại chính phủ Miến Điện và đã tài trợ rất nhiều tiền và vũ khí. Song song đó, Trung Quốc cũng lợi dụng bạo lực sắc tộc ở Myanmar để ủng hộ chính phủ quân sự Myanmar (1988-2011), để mưu cầu tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Nhiều hoạt động đầu tư của Trung Quốc cũng liên quan tới điều này.

Vấn đề người Rohingya thiểu số thường được chính phủ Trung Quốc trong những năm qua lợi dụng để mua chuộc quyền lợi của giới lãnh đạo Myanmar, đặc biệt là nhà hoạt động dân chủ Aung San Suu Kyi, người đang bị chỉ trích gay gắt về vấn đề nhân quyền và bạo lực sắc tộc, cũng như việc chính phủ Myanmar, vốn 25% vẫn bị kiểm soát bởi giới quân sự, châm ngòi tư tưởng dân tộc Phật giáo cực đoan ở Myanmar.

Nhiều người lo ngại việc chính phủ Myanmar vốn đang càng ngày càng bị dân tộc cực đoan hóa, tiếp tục con đường đối đầu với người thiểu số chiếm tới 40% nước này, có thể là cái cớ cho Trung Quốc để mở ngòi nổ mâu thuẫn lâu năm giữa các sắc tộc thiểu số ở Myanmar, do Trung Quốc vẫn luôn tài trợ và ủng hộ các nhóm sắc tộc ly khai ở nước này.

Malaysia

Malaysia là nước có cộng đồng người Hoa lớn thứ hai thế giới chỉ sau Thái Lan. Các vương triều Mã Lai thường có quan hệ giao hảo với Trung Quốc và, không giống như các quốc gia khác ở châu lục, Malaysia không có chính sách đồng hóa người Hoa. Điều này trở thành vũ khí cho Trung Quốc sử dụng triệt để và trong nhiều năm qua, mặc dù có vần đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Malaysia dường như tìm cách "dìm nó trong im lặng", hơn là phản ứng lại nó, để đổi lấy đầu tư từ Trung Quốc. Một số nhà ngoại giao Malaysia đã bày tỏ thất vọng và cho rằng đó thể hiện "sự vô dụng của Malaysia" trên vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Philippines

Philippines luôn có hiềm khích với Trung Quốc do các tranh chấp Biển Đông cũng như việc Trung Quốc gia tăng hành động bành trướng trong vùng, tuy nhiên do có lực lượng quân sự yếu và trong những năm trở lại đây, Philippines lệ thuộc vào đầu tư của Trung Quốc, chính phủ Philippines thường dựa vào Hoa Kỳ, đồng minh hiếm hoi, để ứng phó với điều này.

Thế nhưng sau chiến thắng của Rodrigo Duterte năm 2016, Philippines đã có khuynh hướng càng ngày càng ngả nghiêng và thân Trung Quốc nhiều hơn, tạo ra vết nứt trong ngoại giao với các nước châu Á khác và Hoa Kỳ, tạo điều kiện cho Trung Quốc khuếch trương sức mạnh uy hiếp Philippines.

Indonesia

Indonesia từ lâu luôn nổi tiếng với chính sách đối địch và nặng tư tưởng bài Trung Quốc do yếu tố lịch sử. Trong tranh chấp Biển Đông, mặc dù Indonesia không có tuyên bố chủ quyền, song việc Trung Quốc đòi chủ quyền với bãi cạn Natuna nằm gần Biển Đông do Indonesia kiểm soát đã gây bất bình rất lớn ở Indonesia.

Singapore

Dù là quốc gia có dân số gốc Hoa lớn, Singapore lại đi theo con đường trung lập thân phương Tây hơn là ngả theo Trung Quốc, và thường làm Trung Quốc không hài lòng.

Châu Phi

Ở châu Phi cũng đang nổi lên quan điểm rằng người Trung Quốc không có ý định giúp kinh tế mà gia tăng bài xích dân tộc ở các nước này và thuộc địa hóa châu lục này, điển hình ở Kenya khi người Trung Quốc công khai coi người châu Phi da đen là hạ đẳng và có những khu công nghiệp mà người châu Phi không được ở.[15][16]

Mỹ La tinh

Ở các quốc gia Mỹ Latinh như Peru và Venezuela, những nước nổi tiếng là thân Trung Quốc, cũng đang chứng kiến sự trỗi dậy tư tưởng chống Trung Quốc, do hệ quả từ việc Trung Quốc bóc lột tài nguyên và làm Venezuela rơi vào khủng hoảng kinh tế để thu lợi bất chính và chính sách di dân ồ ạt.

  • Hiện nay Trung Quốc muốn mở rộng ảnh hưởng xuống phương Nam, tại các nước Miến Điện, Việt Nam, Lào, Camuchia bằng những phương pháp từ lộ liễu đến tinh vi, từ hợp tác kinh tế, viện trợ kinh tế - tài chính - giáo dục - văn hóa, đẩy mạnh thương mại một chiều, làm đường sá, khai thác khoáng sản, năng lượng, cấy dân cư, đề xướng cư dân lân bang đi lại không hộ chiếu, cho đến thủ đoạn then chốt là mua chuộc nhóm lãnh đạo chính trị của các nước này.[17]

Sau tiến hành đổi mới những năm 1970, Trung Quốc dần dần trở thành một trong những cường quốc lớn trên thế giới. Tính tới 2010, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Với sức mạnh của tiềm lực kinh tế, tư tưởng mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Một mặt, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo (củ cà rốt), một mặt sử dụng sức mạnh quân sự để gây sức ép với các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng trong các vụ tranh chấp lãnh thổ và tầm ảnh hưởng.

Trung Quốc đã và đang thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ với các quốc gia khác, xây dựng quan hệ đối tác với Mỹ và EU. Với các cường quốc, Trung Quốc tận dụng các mối quan hệ, tránh đụng độ, tuân thủ nguyên tắc ngoại giao đặt ra 40 năm trước của Đặng Tiểu Bình, đó là "giấu mặt". Mặt khác, khi quan hệ với những nước nhỏ đó, Trung Quốc dễ dàng đưa lực lượng các tập đoàn kinh tế hùng hậu của mình sang thâu tóm nền kinh tế còn yếu kém của các nước đó, ví dụ với Lào, Campuchia, Miến Điện hay Việt Nam.

Gần đây là quan hệ với khu vực châu Phi nhiều tài nguyên. Chính ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đã làm các nước phương Tây lo sợ lẫn sự nghi kị của người dân các nước châu Phi đó.

Theo các học giả Đài Loan, Trung Quốc đã sử dụng nhiều chiêu trò viện dẫn rằng họ không bành trướng song thực chất là để ngấm ngầm bành trướng theo một cách trá hình theo tư tưởng Trịnh Hòa.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_đế_quốc_Trung_Hoa http://news.sina.com.cn http://news.sina.com.cn/c/nd/2018-02-04/doc-ifyreu... http://english.mofcom.gov.cn/aroundchina/yunnan.sh... http://www.xjtj.gov.cn/sjcx/tjnj_3415/2014xjtjnj/z... http://www.asiapacificms.com/articles/myanmar_infl... http://www.cankaoxiaoxi.com/china/20180209/2255344... http://www.gaosan.com/gaokao/81180.html http://www.sohu.com/a/220759230_138452 http://www.taipeitimes.com/News/editorials/archive... http://taylorfravel.com/documents/research/fravel....